Menu Đóng

Trình bày cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Cảnh đưa tang là chi tiết đặc sắc góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tiểu thuyết . Anh chị hãy trình bày về cảnh đưa tang trong đoạn trích .

1. Mở bài

tác phẩm:

– “Số đỏ” là tiểu thuyết đặc sắc bậc nhất của tác giả , tác phẩm đã trào lộng, châm biếm sâu cay đối với nhiều loại người trong xã hội nửa tây nửa ta lố lăng, đồi bại.

2. Thân bài

– “Đám tang kiểu mẫu” của cụ cố Hồng xuất hiện rất nhiều nhân vật, đó là đám con cháu trong nhà, , bạn bè của cụ cố Hồng.

– Trái ngược với sự trang trọng, cao quý của đám bạn cố Hồng  là những lén lút của kẻ tiểu nhân ti tiện. Họ thấy vui sướng vì được ngắm làn da trắng thậm thò ở ngực và cánh tay cô Tuyết.

– Đám tang của cụ cố Tổ là đám tang rất lớn, đó là đám tang “kiểu mẫu” của một đại quý tộc.

+  Kèn Tây, Ta, Tàu, lợn quay đi lọng, vòng hoa, trăm câu đối, vài trăm người đi đưa.

+ Nghi thức tổ chức khác lạ khiến cho đám tang giống như một đám hội nhốn nháo, ồn ào.

+  cậu Tú Tân vốn là cháu đích tôn của người mất đã chỉ huy nguyên một đội chụp ảnh, nhảy lên những ngôi mộ để căn được góc chụp đẹp nhất.

+ Khung cảnh đám ma thêm lố lăng, kệch cỡm hơn trước sự xuất hiện của đám trai gái ồn ào

3. Kết bài

Bằng nghệ thuật trào phúng xuất sắc, thông qua việc xây dựng cảnh đưa tang, Vũ Trọng Phụng đã tố cáo đến tận cùng sự giả dối, rởm đời của tầng lớp thượng lưu trong xã hội đương thời, đồng thời xót thương cho những giá trị đạo đức tốt đẹp bị suy đồi, biến chất.

“Số đỏ” là tiểu thuyết đặc sắc bậc nhất của tác giả Vũ Trọng Phụng, tác phẩm đã trào lộng, châm biếm sâu cay đối với nhiều loại người trong xã hội nửa tây nửa ta lố lăng, đồi bại. Qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã lột trần sự giả dối, vô đạo đức của đám người nhà, người thân cụ cố Hồng trong cảnh đưa tang.

“Đám tang kiểu mẫu” của cụ cố Hồng xuất hiện rất nhiều nhân vật, đó là đám con cháu trong nhà, người thân, bạn bè của cụ cố Hồng. Là bạn bè và người thân của gia đình đại quý tộc tất yếu là những sang trọng, có địa vị trong xã hội lúc bấy giờ, đó là những người bạn thân của cụ cố Hồng ngực đeo đầy huân chương.

trinh bay cam nhan ve canh dua tang trong doan trich hanh phuc cua mot tang gia - Trình bày cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Tuy nhiên, trái ngược với sự trang trọng, cao quý đó lại là những hành động lén lút của kẻ tiểu nhân ti tiện. Họ thấy vui sướng vì được ngắm làn da trắng thậm thò ở ngực và cánh tay cô Tuyết. Vũ Trọng Phụng đã miêu tả đầy châm biếm: “….nhiều ông tai to mặt lớn thì sát ngay linh cữu, khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn xuân nữ ai oán, não nùng”. Chỉ một đoạn văn ngắn nhưng tác giả vạch trần đến tận cùng bộ mặt xấu xa, bỉ ối của đám người thượng lưu, cao quý ấy.

Đám tang của cụ cố Tổ là đám tang rất lớn, đó là đám tang “kiểu mẫu” của một gia đình đại quý tộc. Đám tang ấy được tổ chức vô cùng long trọng nhưng cũng vô cùng bát nháo, khác hẳn với không khí cho những đám tang thông thường với kèn Tây, Ta, Tàu, lợn quay đi lọng, vòng hoa, trăm câu đối, vài trăm người đi đưa. Nghi thức tổ chức khác lạ khiến cho đám tang giống như một đám hội nhốn nháo, ồn ào. Để ghi lại khoảnh khắc đưa tang đầy “thiêng liêng” ấy, cậu Tú Tân vốn là cháu đích tôn của người mất đã chỉ huy nguyên một đội chụp ảnh, nhảy lên những ngôi mộ để căn được góc chụp đẹp nhất. Đúng là đám tang to có thể “làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu”.

Đám tang của cụ cố Tổ không hề có sự thương xót, đau buồn của con cháu mà chỉ là nơi phô trương độ sang trọng của gia đình đại quý tộc, là nơi để đám thanh niên nam nữ nói chuyện cợt nhả, một đám tang chứa đựng bao niềm hạnh phúc của đám con cháu trong nhà mà còn là dịp đặc biệt để lăng xê những bộ trang phục cho tiệm may Âu Hóa “….cái mũ mấn trắng viền đen có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được chút ít hạnh phúc ở đời”, đó là bộ y phục Ngây thơ đầy phản cảm của cô Tuyết, là những bộ tân thời của bà

Khung cảnh đám ma thêm lố lăng, kệch cỡm hơn trước sự xuất hiện của đám thanh niên trai gái ồn ào, họ đến đám ma không phải để thương tiếc, đưa tiễn người mất mà để “chim nhau, người tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau…”. Đặc biệt hình ảnh Xuân tóc đỏ cùng những chiếc vòng hoa càng làm cho cảnh đưa tang thêm hài hước, lố lăng hơn.

Bằng nghệ thuật trào phúng xuất sắc, thông qua việc xây dựng cảnh đưa tang, Vũ Trọng Phụng đã tố cáo đến tận cùng sự giả dối, rởm đời của tầng lớp thượng lưu trong xã hội đương thời, đồng thời xót thương cho những giá trị đạo đức tốt đẹp bị suy đồi, biến chất.

Liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *