Đề bài: Cảnh ngày hè là bài thơ tác giả Nguyễn Trãi viết khi về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ là bức tranh ngày hè tuyệt đẹp với cả âm thanh và màu sắc đậm nét. Thông qua ý thơ, tác giả cũng giãi bày được những tâm sự thầm kín về thời thế. Anh chị hãy phân tích tấm lòng của Nguyễn Trãi thông qua bài thơ Cảnh ngày hè.
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm: Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong chùm 43 bài thơ trong Bảo kính cảnh giới. Bài thơ thể hiện được tình yêu cuộc sống, tinh yêu cuộc sống cháy bỏng của người ẩn sĩ ngay cả khi đã từ bỏ chốn quan trường để trở về với cuộc sống dân dã, hòa mình với thiên nhiên.
2. Thân bài
– Cảnh ngày hè là bài thơ đặc sắc thể hiện được tấm lòng vĩ đại của nhà thơ với dân với nước.
– Bài thơ được mở đầu bằng tư thế nhàn tản, ung dung của tác giả khi ngắm nhìn khung cảnh ngày hè
– Câu thơ gợi ra tư thế nhàn tản, tự do của người chí sĩ khi cáo quan về quê ở ẩn, từ bỏ mọi xô bồ, thị phi của chốn quan trường để đắm mình vào tự nhiên, sông núi.
– Thế nhưng thật lạ, câu thơ mang cảm giác nhàn tản nhưng ta lại có cảm giác như một tiếng thở dài đầy tâm sự của Nguyễn Trãi.
– Trong nhịp sống nhàn tản, Nguyễn Trãi có dịp cảm nhận được những vẻ đẹp bình dị mà không kém phần tươi tắn, rực rỡ của thiên nhiên khi vào hè
– Chỉ ba câu thơ ngắn gọn nhưng NGuyễn Trãi đã gợi lên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và hương vị đặc trắng của ngày hè.
–> Bức tranh ngày hè được tô vẽ từ nhiều màu sắc và mùi hương đặc biệt như gợi ra chân thực nhất không gian tươi tắn, rực rỡ ngay trước mắt độc giả.
– Bằng sự tinh tế của người nghệ sĩ lớn, tác giả Nguyễn Trãi không chỉ đơn thuần miêu tả màu sắc, mùi hương mà còn tái hiện chân thực sự sống tiềm ẩn bên trong vạn vật
– Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, tác giả còn trải lòng ra để lắng nghe những âm thanh yên bình của sự sống
– Lắng nghe những âm thanh của cuộc sống, ta cũng có thể nhận biết được sự chuyển đổi trong cảm xúc của nhà thơ, cảm xúc ấy dường như náo nức, vui tươi hơn khi hướng đến hơi thở của sự sống.
– Có thể thấy cuộc sống nhàn tản của Nguyễn Trãi không hề giống với những người ẩn sĩ đương thời, hết lòng hòa nhập với thiên nhiên mà có phần đặc biệt hơn bởi ông vẫn yêu đời thiết tha, vẫn luôn khắc khoải về nỗi niềm thời thế.
– Nguyễn Trãi luôn ấp ủ khát khao nhập thế với mong muốn cống hiến tài năng và công sức cho cuộc đời.
c. Kết bài
Qua bài thơ Cảnh ngày hè, tá có thể thấy được tâm hồn tinh tế của một người nghệ sĩ, một tấm lòng cao cả của người chí sĩ hết lòng vì dân vì nước. Tình cảm, tấm lòng đó thật đẹp đẽ, thật đáng trân trọng.
Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong chùm 43 bài thơ trong Bảo kính cảnh giới. Bài thơ thể hiện được tình yêu cuộc sống, tinh yêu cuộc sống cháy bỏng của người ẩn sĩ ngay cả khi đã từ bỏ chốn quan trường để trở về với cuộc sống dân dã, hòa mình với thiên nhiên.
Bảo kính cảnh giới là những bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi về Côn Sơn ở ẩn. Phần lớn những bài thơ đều hướng ngòi bút đến thiên nhiên, cây cỏ nhưng qua đó tác giả thể hiện được tâm sự của người anh hùng luôn cánh cánh trong lòng nỗi niềm “ưu quốc ái dân”. Qua đó ta thấy được một nhân cách lớn, một tinh thần yêu nước, khát vọng nhập thế đáng trân trọng ở Nguyễn Trãi. Cảnh ngày hè là bài thơ đặc sắc thể hiện được tấm lòng vĩ đại của nhà thơ với dân với nước.
Bài thơ được mở đầu bằng tư thế nhàn tản, ung dung của tác giả khi ngắm nhìn khung cảnh ngày hè:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Câu thơ gợi ra tư thế nhàn tản, tự do của người chí sĩ khi cáo quan về quê ở ẩn, từ bỏ mọi xô bồ, thị phi của chốn quan trường để đắm mình vào tự nhiên, sông núi. Thế nhưng thật lạ, câu thơ mang cảm giác nhàn tản nhưng ta lại có cảm giác như một tiếng thở dài đầy tâm sự của Nguyễn Trãi. Đặt trong hoàn cảnh đất nước đang có những biến động lớn, xã hội rối ren,lòng dân bất ổn nhưng ông lại không được nhà vua đặt niềm tin, bọn nịnh thần rèm pha, hãm hại thì ta có thể hiểu được tâm sự của người chí sĩ ấy.
Nguyễn Trãi luôn mang khát khao nhập thế sâu sắc, nay tuy về ở ẩn, tận hưởng cuộc sống nhàn tản nhưng ông chưa khi nảo thôi day dứt, lo lắng về thời thế. Bởi vậy nên có thể thấy cảnh hưởng nhàn của Nguyễn Trãi là bất đắc dĩ. Trong nhịp sống nhàn tản, Nguyễn Trãi có dịp cảm nhận được những vẻ đẹp bình dị mà không kém phần tươi tắn, rực rỡ của thiên nhiên khi vào hè:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Chỉ ba câu thơ ngắn gọn nhưng NGuyễn Trãi đã gợi lên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và hương vị đặc trắng của ngày hè. Đó là sắc lục “đùn đùn” choáng ngợp không gian của cây hòe, là sắc đỏ điểm xuyết của thạch lựu và hương thơm thoang thoảng bao trùm của hồng liên. Bức tranh ngày hè được tô vẽ từ nhiều màu sắc và mùi hương đặc biệt như gợi ra chân thực nhất không gian tươi tắn, rực rỡ ngay trước mắt độc giả.
Bằng sự tinh tế của người nghệ sĩ lớn, tác giả Nguyễn Trãi không chỉ đơn thuần miêu tả màu sắc, mùi hương mà còn tái hiện chân thực sự sống tiềm ẩn bên trong vạn vật, bằng những từ “đùn đùn”, “phun”, “tiễn” tác giả đã gợi ra sự vận động của sự sống xung quanh mình. Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, tác giả còn trải lòng ra để lắng nghe những âm thanh yên bình của sự sống:
“Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Lắng nghe những âm thanh của cuộc sống, ta cũng có thể nhận biết được sự chuyển đổi trong cảm xúc của nhà thơ, cảm xúc ấy dường như náo nức, vui tươi hơn khi hướng đến hơi thở của sự sống. Âm thanh vọng đến từ xa đến gần mang đến cảm giác yên bình, ấm áp về một cuộc sống an yên của con người. Sống trong cuộc sống nhàn tàn nhưng nhịp sống nhộn nhịp, tấp nập làng ngư phủ vẫn mang đến sự xuyến xao trong tâm hồn nhà thơ.
Có thể thấy cuộc sống nhàn tản của Nguyễn Trãi không hề giống với những người ẩn sĩ đương thời, hết lòng hòa nhập với thiên nhiên mà có phần đặc biệt hơn bởi ông vẫn yêu đời thiết tha, vẫn luôn khắc khoải về nỗi niềm thời thế.
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Trong suốt cuộc đời mình, Nguyễn Trãi luôn ấp ủ khát khao nhập thế với mong muốn cống hiến tài năng và công sức cho cuộc đời. KHi về ở ẩn, tác giả hoàn toàn bất đắc dĩ, ông cũng không hề muốn hưởng thụ thú vui nhàn tản cho riêng mình. Dù ở ẩn nhưng ông vẫn luôn trăn trở về thời thế, vẫn khát khao ước mong về một cuộc sống yên bình, no đủ cho nhân dân.
Qua bài thơ Cảnh ngày hè, tá có thể thấy được tâm hồn tinh tế của một người nghệ sĩ, một tấm lòng cao cả của người chí sĩ hết lòng vì dân vì nước. Tình cảm, tấm lòng đó thật đẹp đẽ, thật đáng trân trọng.