Menu Đóng

Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Đề bài: Viên quản ngục trong tác phẩm là người “biệt nhỡn liên tài”, tuy làm việc trong ngục tù thị phi, đen tối nhưng ông vẫn giữ được cốt cách trong sáng. Trong khi làm nhiệm vụ, người quản ngục đã có dịp gặp gỡ với , người mình vẫn thầm ngưỡng mộ bấy lâu. Anh chị hãy nhân vật viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù của để thấy được những phẩm chất đáng quý của nhân vật này.

1. Mở bài

tác giả và tác phẩm, nhân vật viên quản ngục: Nhân vật xuất hiện khá nổi bật bên cạnh Huấn Cao – người tử tù cho chữ là nhân vật viên quản ngục – người xin chữ

2. Thân bài

  • Ngoại hình của viên quản ngục: đầu điểm hoa râm, râu đã ngả màu, bộ mặt tư lự, nhăn nheo
  • Ông là một ngục quan dịu dàng, khác hẳn với những kẻ trong chốn đề lao: ông cũng là một nhà Nho biết thánh hiền và có nhiều đức tính tốt
  • Viên quan ngục là người biết yêu cái đẹp, trọng người ngay: viên quản ngục tuy có quyền uy trong tay nhưng rất bình tĩnh, không hề nóng giận
  • Ngục quan là người có tâm hồn trong sáng thanh cao: nhân cách cao quý của viên quản ngục đã làm Huấn Cao xúc động và quý trọng

3. Kết bài

 Ý nghĩa nhân vật viên quản ngục: Có thể khẳng định rằng, yêu cái đẹp và tấm lòng biệt nhỡn liên tài là tâm hồn và tính cách của viên quản ngục.

Tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được in trong tập truyện “Vang bóng một thời”, ông viết năm 1939 và đăng trên tạp chí “Tao Đàn” năm 1940. Đây là một đoản thiên tiểu thuyết dài 2800 chữ, xứng đáng là một trang hoa đích thực. Nhân vật xuất hiện khá nổi bật bên cạnh Huấn Cao – người tử tù cho chữ là nhân vật viên quản ngục – người xin chữ, cũng được miêu tả một cách đặc sắc và đầy ấn tượng.

Viên cai ngục được xuất hiện với ngoại hình ưa nhìn: đầu điểm hoa râm, râu đã ngả màu, bộ mặt tư lự, nhăn nheo, có một đời sống nội tâm sâu sắc và cả nghĩ. Sau khi nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên về chuyện nhận sáu tên tử tù trong đó có Huấn Cao “người đứng đầu bọn phản nghịch” lại có tài viết chữ rất nhanh và đẹp. Ngục quan đã thao thức giữa đêm khuya khi đĩa dầu sở đãv “vợi lần mực dầu”, càng về khuya trên mặt ông “chỉ còn là nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo, và êm nhẹ”. Việc phải nhận tù sắp tới khiến cho ông xao động ghê gớm, bởi ông khác với những kẻ “sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc” trong nhà lao, ông là một người từng trải lại có “tính cách dịu dàng”.

phan tich nhan vat vien quan nguc trong truyen chu nguoi tu tu cua nguyen tuan - Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Viên quản ngục không phải là một hung thần với đôi bàn tay vấy máu, mà ngược lại ông cũng là một nhà Nho biết đọc sách thánh hiền và có nhiều đức tính tốt, dù là đối với những tù nhân nhưng ông vẫn luôn cẩn trọng trong từng cử chỉ, ngôn ngữ. Câu hỏi dò viên thư lại về tử tù “Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao!…” cho thấy viên quản ngục đang cảnh giác và thận trọng trước khi ông muốn “biệt đãi” Huấn Cao. Ông cũng đã nghĩ “Có lẽ lão bát này cũng là một người khá,…Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người tài, hẳn không phải kẻ xấ hay là vô tình”. Vốn là một quản ngục, có thể thét ra lửa, “tàn nhẫn” nhưng ông lại khác hẳn, tính cách thì dịu dàng, tấm lòng thì nhân hậu bao dung và “biết trọng người ngay”.

Lúc nhận tù, viên quản ngục với “cặp mắt hiền lành” và “lòng kiêng nể” thật đáng trân trọng, ông giữ kín đáo và còn có “biệt đãi đối riêng với Huấn Cao”. Trước thái độ nhâng nháo và hách dịch của bọn lính ngục ông chỉ nhẹ nhàng nói tron nghiêm trang: “Việc quan, ta có phép nước. Các chú chớ nhiều lời”. Sự “biệt đãi” đối với Huấn Cao của viên quản ngục đã thể hiện thái độ tâm phục “lòng biết giá người, trọng người ngay” của viên quản ngục. Tiếp cận với người tử tù, viên quản ngục chân thành ngỏ ý “Ngài có cần thêm gì nữa xin cho tôi biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất…” thế nhưng lại bị người tử tù khinh bạc xua đuổi “Ta chỉ muốn có một điều.

Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Trong tinh huống đó, viên quản ngục tuy có quyền uy trong tay nhưng rất bình tĩnh, không hề nóng giận và trả thù, ngược lại còn lui ra lễ phép “Xin lĩnh ý”. Viên quản ngục đã làm nổi bật lên phẩm chất bình tĩnh, lễ độ và , “Tiểu bất nhẫn bất thành đại sự”, ông không oai lớn vì quyền uy mà đẹp ở nhân cách, tấm lòng thiên lương trong sáng.  Mặc dù ông chọn nhầm nghề nhưng thiết nghĩ trên cõi đời này đã có quan ngục nào có cái tài sở nguyện cao đẹp như ông. Ông chỉ có một tâm nguyện lớn nhất là có được chữ của Huấn Cao treo trong nhà, với viên quản ngục “có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời.

Chính vì sở nguyện đó mà ông “khổ tâm”, nỗi khổ của ông là có một Huấn Cao trong tay mình nhưng ông thấy nhân cách của người tử tù “cách xa ông nhiều quá” hơn nữa, ông khổ vì nếu mai kia, Huấn Cao bị hành hình mà chưa xin được chữ thì ông “ân hận suốt đời”. May thay, trước lời kể của viên thơ lại, Huấn Cao đã thấu hiểu tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, nhân cách cao quý của viên quản ngục đã làm Huấn Cao xúc động và quý trọng, Trước cái đẹp của thư pháp, ngục quan đã trở thành tri âm, tri kỉ với Huấn Cao, ngục quan khúm núm nhìn từng nét chữ và lắng nghe lời khuyên của Huấn Cao, vái tử tù một vái và nói qua dòng nước mắt: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” tất cả đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của ngục quan dưới ánh sáng của thư pháp và thiên lương.

Có thể khẳng định rằng, yêu cái đẹp và tấm lòng biệt nhỡn liên tài là tâm hồn và tính cách của viên quản ngục. Nguyễn Tuân đã miêu tả bằng tất cả sự tinh túy của một ngọn bút tài hoa về cả ngoại hình, ngôn ngữ, tâm tư, tình cảm, , cử chỉ của ngục quan.

Liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *