Menu Đóng

Mở bài Trao Duyên ngữ văn 10 hay nhất

Mở bài ngữ văn 10 hay nhất

Có lẽ nhắc đến ngữ văn 10 thì tác phẩm Trao Duyên là một trong tác phẩm ấn tượng nhất và cũng là một trong những tác phẩm khó nhất của chương trình. Vậy nên hôm nay hãy cùng giaolieu.com đến một số mở bài Trao Duyên đầy đủ hay nhất.

là môt tác gia lớn trong nền trung đại Việt Nam nói riêng và trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Nhắc tới ông, hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” hay còn được biết với cái tên ngắn gọn “”, đã ăn sâu vào tâm trí người đọc bao thế hệ. Đoạn trích “Trao duyên” là một trong những đoạn tiêu biểu trong tập thơ, thể hiện sự dằn vặt, nỗi lòng đau đớn của nàng Kiều khi buộc phải bán mình chuộc cha, đành nhờ cô em Thúy Vân trả nghĩa cho chàng Kim Trọng.

“Truyện Kiều” từ lâu đã trở thành một tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Với những thú chơi tao nhã như vịnh Kiều, tập Kiều, bói Kiều,…đủ cho ta thấy sức ảnh hưởng, tầm quan trọng mà để lại qua tác phẩm “Truyện Kiều”. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến đoạn trích “Trao duyên” mang âm hưởng bi kịch của sự đứt đoạn một đẹp. Đoạn trích miêu tả tình cảnh trớ trêu của Kiều khi phải trao duyên cho em. Đồng thời làm rõ diễn biến tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của nàng khi tan vỡ, mình phải buộc phụ lòng Kim Trọng

Nhắc đến văn học thời kỳ trung đại, ta sẽ nhớ ngay đến những cái tên quen thuộc như , Nguễn Bỉnh Khiên, ,… và bức tượng đài không thể thiếu, bức tượng đài sừng sững nhất của văn học trung đại và toàn bộ nền văn học Việt Nam chính là đại thi hào Nguyễn Du – cây bút sáng chói đóng góp cho dòng chảy văn học nước nhà những bước chuyển mình vàng son. Tác phẩm làm nên tên tuổi của Nguyễn Du là tập truyện viết bằng chữ Nôm “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều). “Trao duyên” là một trong những đoạn trích đặc sắc trong truyện Kiều, tuy chỉ là một trích đoạn ngắn nhưng đã phần nào thể hiện được diễn biến tâm lí phức tạp, sự giằng xé trong tâm trạng của nàng Kiều trong đêm cậy nhờ Thúy Vân trả ân nghĩa cho chàng Kim.

Bàn về văn học, Standal viết: “Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội”. cũng từng cho rằng: “ Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học không là gì nếu vì cuộc đời mà có”. Đây cũng là một trong những chức năng cơ bản của văn học: phản ánh đời sống xã hội. Nguyễn Du – đại thi hào trong nền thơ ca Việt Nam đã thấm nhuần chức năng ấy. Ông sống trong giai đoạn lịch sử đầy bão táp, cái xã hội mà mọi thứ đều bị chi phối bởi đồng tiền. Ông đã chứng kiến rất nhiều cảnh bất công cũng như cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của người phụ nữ lúc bấy giờ. Đó chính là lí do kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) ra đời. Trong đó, đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện được tài năng cũng như tử tưởng nhân đạo của tác giả.

Theo giaolieu.com

Liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *