luyện tập thao tác lập luận bác bỏ giáo án giúp học sinh xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận gắn với các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ;
I. Tên bài học: Luyện tậpthao tác lập luận bác bỏ
II. Hình thức dạy học: DH trên lớp. ( luyện tập thao tác lập luận bác bỏ giáo án)
III. Chuẩn bị của giáo viên vàhọc sinh
1. Giáo viên:
– Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa…
– PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
1. Kiến thức (Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ)
a/ Nhận biết:Nắm được khái niệm về thao tác, bác bỏ;
b/ Thông hiểu: Xác định đúng các thao tác lập luậnbác bỏ trong những ngữ liệu cho trước
c/Vận dụng thấp: Xây dựng được dàn ý cho bài vănnghị luận gắn với các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ;
d/Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận trongđó vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, so sánh;bác bỏ.
2. Kĩ năng
a/ Biết làm: bài có sử dụng thao tác lập luận bácbỏ;
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày mộtbài nghị luận có sử dụng thao tác bác bỏ;
3.Thái độ
a/ Hình thành thói quen: sử dụng thao tác bác bỏ
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiếnthức về kiểu bài văn nghị luận
c/Hình thành nhân cách:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của của các thao táclập luận trong lĩnh hội tạo lập văn bản
-Có ý thức sử dụng các thao tác lập luận tronggiao tiếp ngôn ngữ
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
– Năng lực giải quyết vấn đề: HS thể hiện quan điểmcá nhân khi nhận diện thao tác lập luận bác bỏ trong ngữ liệu do Gv đưa ra, giảiquyết được các tình huống GV đưa ra.
– Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt tạo lập văn bảntheo yêu cầu hoàn toàn mới có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ;
-Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thànhcông việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giảiquyết vấn đề theo hướng dân chủ.
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội, văn học.
1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( luyện tập thao tác lập luận bác bỏ giáo án)
3.LUYỆN TẬP ( 10 phút) ( luyện tập thao tác lập luận bác bỏ giáo án)
a. Nhất Chi Mai (Nhất Linh)phê bình Vũ Trọng Phụng, năm 1937.
Đọc xong một đoạn văn, tôi thấy tronglòng phẫn uất, khó chịu, tức tối.
Không phải phẫn uất, khó chịu cái vết thương xã hội tả trong câu văn, mà chínhlà vì cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn nhỏ nhen ẩn trong đó.
… Đọc văn Vũ Trọng Phụng, thực không bao giờ tôi thấy một tia hy vọng, một tưtưởng bi quan. Đọc xong ta tưởng nhân gian là một nơi địa ngục và xung quanhmình toàn là những kẻ giết người, làm đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn nạnvô cùng.
Phải chăng đó là tấm gương phản chiếu tính tình, lí tưởng của nhà văn, một nhàvăn nhìn thế giới qua cặp mắt kính đen và một cội nguồn văn cũng đen nữa.
b. Vũ Trọng Phụng đã phản bác lại cùng năm đó, 1937.
Khi dùng một từ bẩn thỉu tôi chẳng thấykhoái trá như khi các ông tìm được một kiểu áo phụ nữ mới mẻ, những lúc ấy, tôichỉ thương hại cái nhân loại ô uế bẩn thỉu, nó bắt tôi phải viết như thế, và nóbắt các ông phải chạy xa sự thực bằng những danh từ điêu trá của văn chương.Các ông quen nhìn một cô gái nhảy là một phụ nữ tân thời, vui vẻ trẻ trung, hisinh cho ái tình hoặc cách mạng lại gia đình. Riêng tôi, tôi chỉ thấy đó là mộtngười đàn bà vô học, chẳng có thị vị, lại hư hỏng, lại bất hiếu bất mục nữa, lạicó nhiều vi trùng trong người nữa. Tôi không biết gọi gái đĩ là nàng – chữ ấynó thi vị lắm – hoặc tô điểm cho gái đĩ ấy những cái thi vị mà gái đĩ ấy khôngcó, đến nỗi đọc xong truyện người ta chỉ thấy một gái đĩ làm gương cho thế giannoi theo!
… Đó, thưa các ông, cái chỗ bất đồng ý kiến giữa chúng ta!… Các ông muốn tiểuthuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểuthuyết là sự thực ở đời…
Hắc ám, có! Vì tôi vốn là người bị quan, căm hờn cũng có, vì tôi cho rằng cáixã hội nước nhà mà lại không đáng căm hờn, mà lại cứ “vui trẻ trung”,trưởng giả, ăn mặc tân thời, khiêu vũ v.v…như các ông chủ trương thì một làkhông muốn cải cách gì xã hội, hai là ích kỉ một cách đáng sỉ nhục.
Còn bảo nhỏ nhen thì thì thế nào?
Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiềutiền, kêu ca những sự thống khổ của nhân dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡngbức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa, đừng có chuyện ô uế, dâm đãng, mà bảolà nhỏ nhen, thì há dễ Zôla (Dôla), Hugo (Huygô), Mabraux (Mabrô), Dostoievski(Đôtstôiepski), Maxime Gorki (Maxim Gorki) lại không cũng là nhỏ nhen?
Nếu các ông không muốn sờ lên gáy thì thôi, bao nhiêu chuyện thanh cao, taonhã, cao thượng của loài người xin các ông cố mà hương hoa khấn khứa. Tôi xin đểcái phần ấy cho các ông. Riêng tôi, xã hội này, tôi chỉ thấy khốn nạn, quantham lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt,mà cái xa hoa chơi bời của bọn giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hộidân quê, thợ thuyền bị lầm than, bị bóc lột. Lạc quan được cho đời là vui, làkhông cần cải cách, cho cái xã hội này là hay ho tốt đẹp, rồi ngồi mà đánh phấnbôi môi hình quả tim để đi đua ngựa, chợ phiên, khiêu vũ, theo ý tôi, thế là giảdối, là tự lừa mình và di hoạ cho đời, nếu không là vô liêm sỉ một cách thànhthực.
4.VẬN DỤNG ( luyện tập thao tác lập luận bác bỏ giáo án)
5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 5 phút)
Theo giaolieu.com