Giáo án bài Mây và Sóng của tác giả Ta-go giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
– Biết một tác phẩm văn học nước ngoài.
– Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tửvà những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởngtượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.
2. Kỹ năng:
–Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnhtrong một tác phẩm văn học nước ngoài.
3. Tháiđộ:
–Hình thành thói quen cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnhtrong một tác phẩm nước ngoài
– Yêu quý, tõn trọng tỡnh cảm của nhà thơ dành cho mẹ, từ đó bỗi đắp thêm tỡnh cảm gia đỡnh.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:(Giáo án bài Mây và Sóng)
1.Kiến thức:
– Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời tâm tình thủ thỉ chântình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé vớinhững người trên “ Mây và Sóng”
– Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượngbay bổng của tác giả.
– Học sinh thêm yêu và tự hào về tình mẫu tử.
*Tích hợp với vấn đề giáo dục môi trườngvề người mẹ và mẹ thiên nhiên.
2. Kĩnăng
– Đọc- Hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
–Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
3. Thái độ: Yêu quý, trõn trọng tỡnh cảm của nhà thơ dành cho mẹ,từ đó bỗi đắp thêm tỡnh cảm gia đỡnh.
4. Tích hợp liên môn: GDCD:Tình mẫu tử
5. Định hướng phát triển phẩmchất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
– Yêu quê hương đất nước.
– Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lựcchung:
– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lựctư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lựcsử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lựcchuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ:
1.Thầy:
– Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng và TLTK,Sgv
– Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới ( trả lời các câu hỏi trong vở bài tập Ngữ văn)
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
* Bước1: Ổn định tổ chức: 1 phút
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ: 2-3 phút
–Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học bài và kiến thức cũ của hs.
–Phương án:: Kiểm tra qua câu hỏi trắc nghiệm ( sử dụng phiếu bài tập)
HS 1.Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Câu1:Những đặc điểm nghệ thật nào không cótrong bài thơ Nói với con?
A.Bố cụcchặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. B.Hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ.
C.Giọngđiệu thiết tha, tình cảm. D.Nhiều từ Hán Việt và từláy.
Câu2:Dòng nào thể hiện được điều lớn lao mà nhà thơ Y Phương đã viết qua bài thơ Nóivới con?
A.Ca ngợicông lao trời bể đối với con và ý nghĩa lời ru.
B. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương- cộinguồn sinh dưỡng mỗi con người.
C.Ca ngợitình yêu của mẹ đối với con và lòng biết ơn của con.
D.Ca ngợi tình yêu đất nước và sự giữ gìn bản sắc dân tộc.
HS2.Đọc thuộc lòng bài thơ” Nói với con” của Y Phương? Trongbài thơ người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người đồng mình?Từ đó người cha nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?
* Bước 3: Tổchức dạy và học bài mới: 40 phút
HOẠTĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
+ Phương pháp: thuyết trình, trựcquan
+ Thời gian: 1-2p
+ Hình thành năng lực:Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Giáo án bài Mây và Sóng)
+ Phương pháp : Khaithác kênh chữ, vấn đáp, táihiện thông tin, giải thích
+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.
+ Thời gian: Dự kiến 6 – 7p
+Hình thành năng lực: Nănglực giao tiếp: nghe, đọc
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
+ Phương pháp: Tái hiện thông tin, phân tích, so sánh, đọc diễn cảm
+ Thời gian: Dự kiến 4-5 p
+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo
BÀI TẬP.
1. Nhận định nào chính xác về nhà thơ Ta – go?
A. Nhà thơ cổ điển của nước Anh. C. Nhà thơ hiện đại của Ấn Độ.
B. Nhà thơ hiện đại của nước Anh. D. Nhà thơ cổ điển của Ấn Độ.
2. Dòng nào sau đây nêu chính xác nội dung bài ”Mâyvà Sóng”?
A. Miêu tả trò chơi của trẻ thơ.
B. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻthơ.
C. Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
D. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao lacủa mẹ.
3. Nhận xét nào sau đây nêu đúng và đủ nhất vềđặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
A.Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại, dùng phép lặp lạinhưng có sự biến hoá và phát triển.
B.Dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển,xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
C. Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại,dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển, xây dựng những hình ảnhthiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
D. Xây dựngnhững hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, dùng phép lặp lại nhưng cósự biến hoá và phát triển
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Giáo án bài Mây và Sóng)
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liênhệ thực tiễn
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Giáo án bài Mây và Sóng)
* Mục tiêu:
– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
* Bước 4: Giao bài, hướng dẫn họcbài và làm bài về nhà: 2 phút
a. Học bài: Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm hoàn thiện bài tập 2.
Làm bài tập trong sách bài tậptrắc nghiệm.
b. Chuẩn bị bài
+ Soạn Ôn tập thơ
+ Yêu cầu: – Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
– Tìm đọc tư liệu về các tác giả, tác phẩm
– Phiếu bài tập, bài tập( GV hướng dẫn học sinh kẻ bảng thống kê.)
+ Lập bảngthống kê…. Cầnđọc lại các bài thơ hiện đại. Xem lại phần phân tích bài thơ. tìm hiểu các đặcsắc về nội dung và nghệ thuật của các bài này.
+ Ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn
+ Nhận xét về những điểm chung và riêng trong nộidung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru… ; Con cò,Mây và sóng
+ Nhận xét hình ảnh người lính và tình đồng đội củahọ trong các bài thơ Đồng chí, ánh trăng, Tiểu đội …
+Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh trong cácbài thơ: Đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Con cò
+ Phân tích một khổ thơ mà em thích.
Theo giaolieu.com