Menu Đóng

Bình giảng đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Hướng dẫn

Bình Giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:

“Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu đương

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”

Chế Lan Viên là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Bài thơ Tiếng hát con tàu là tiếng lòng của tác giả, đó là tiềng lòng hòa cùng vào mạch sống của dân tộc trong thời sự nghiệp xây dựng . Bài thơ là khúc hát say mê, rạo rực của một hồn thơ được thoát ra một chân trời rộng lớn, giống như một con tàu đang lao đi vùn vụt để đến một vùng đất mới xây dựng mới. Đoạn thơ là nỗi lòng của tác giả khi phải chia tay với mảnh đất tươi đẹp của Tổ quốc:

“Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu đương

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”

Đọan thơ đoạn trên thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ về Tây Bắc – quê hương thứ hai. Ở nơi ấy có những đã gắn bó, chia sẻ gian nan, đã từng vào sống ra chết với mình. Đó là những có cùng chung ý tưởng đấu tranh, cùng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, đó là tình đồng đội, tình đồng bào.

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?

Trong cuộc , các chiến sĩ và đồng bào ta đã phải trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ, nơi rừng thiêng nước độc là nơi đe dọa mạng sống của đồng bào và chiến sĩ nhưng cũng là nơi che chở bảo vệ họ thoát khỏi bom đạn của kẻ thù. Vì vậy khi chia tay tác giả luôn nhớ đến vùng rừng núi ấy. Tác giả đã đưa ra cho chúng ta một triết lí sâu sắc, và cùng là nỗi lòng của tác giả. Nó đã tác động mạnh mẽ đến nơi sâu kín nhất của lòng người, gợi chúng ta nhớ tới hình ảnh thân thiết của quê hương, làng xóm và những nẻo đường đất nước đã có dịp đi qua. Khổ thơ có nội dung như một sự phát hiện về quy luật của tình cảm và đời sống tâm hồn con người.

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”

Khi ta sống tại nơi ta đang sống, ta thấy mọi thứ xung quanh ta trở nên bình thường, nhưng khi không còn được sống trên mảnh đất ấy, ta mới thấy chúng có ý nghĩa với ta biết nhường nào. Đến lúc đó chúng ta mới thấy nơi chốn đó thật thiêng liêng, thật gần gũi, và mảnh đất ấy trở nên thơ mộng và có tâm hồn như con người.

Tiếp theo mạch cảm xúc ấy tác giả đưa đến người đọc một cảm xúc mới về tình yêu:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Tác giả so sánh nỗi nhớ của đôi lứa yêu nhau như: đông về nhớ rét, đó là lối so sánh rất mới lạ. Còn tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng, như sắc biếc lông chim lúc xuân sang. Tác giả đã cụ thể hóa tình yêu – một khái niệm trừu tượng thành những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, nhất là với người dân miền núi. Thật không có gì có thể miêu tả hết được màu sắc, hương vị của tình yêu nên tác giả đã khái quát lại bàng một câu hết sức ý nghĩa: Tình yêu mãnh liệt của con người đã khiến cho đất lạ hóa quê hương. Tình yêu với những gì có trên mảnh đất ấy khiến cho mảnh đất không phải quê hương mình cũng trở nên thân thương, như quê hương yêu dấu. tình yêu làm đất lạ hóa quê hương như một mệnh đề ngắn gọn mà cô đúc, làm lay động lòng người. Câu thơ có sự khái quát từ tình yêu nam nữ mà còn mở rộng ra đến tình yêu con người ở đâu có tình yêu thương thật sự giữa người với người, ở đó là quê hương.

Đoạn thơ đưa ra một triết lí sâu sắc về tình yêu với đất nước quê hương vừa có sự lãng mạn của tình yêu đôi lứa. Chính sự kết hợp hòa quyện thành công đó đã làm cho bài thơ luôn ở trong lòng độc giả, nó làm cho con người thêm yêu đất nước, có tinh thần hơn để chiến đấu bảo vệ quê hương mình.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *