Bài giảng bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh
ĐỀ BÀI:Kết thúc bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình khao khát:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Trên cơ sở phân tích những điều đã bộc bạch trong bài thơ, hãy làm sáng tỏ cội nguồn của niềm khát khao đó.
Dàn Bài Cơ Bản
– Khái quát vào nét cơ bản
– Dẫn dắt đến luận điểm của đề bài
1/ Niềm khát khao của nhân vật trữtình trong khổ cuối bài thơ là khát vọng được sống trọn vẹn, hết mình trongtình yêu.
Xuân Quỳnh muốn hóa thân thành “trăm con sóng nhỏ” để hòa vào biển lớn tình yêu, tức là vĩnh viễn hóa tình yêu của mình để cho nó sống mãi với thời gian, nhịp bước cùng năm tháng: “để ngàn năm còn vỗ”
2/ Từ hành trình của con sóng biểnngoài khơi, hành trình của tâm hồn người phụ nữ tìm về với tình yêu đích thực,khát khao sống hết mình trong tình yêu. Ta thấy rõ cội nguồn sâu xa của niềmkhát khao cao thượng ấy.
– Khởi đầuhành trình là sự từ bỏ cái chật hẹp để tìm đến một tình yêu đích thực, bao la,rộng lớn.
– Nhữngsắc thái vốn có trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu chứng tỏ một trái tim nhạycảm vốn có, vừa đậm chất nữ tính. XQ đã phát hiện sâu sắc về nữ tính trong tâmhồn người con gái đang yêu.
(phân tích sơ lược các khổ thơ)
– Cuốicùng là khát vọng sống hết mình trong tình yêu, trọn vẹn trong tình yêu-khátvọng ấy thật cao cả. Người phụ nữ xem tình yêu là cứu cánh, xem Tình yêu là sựsống. Nhà thơ từng bộc bạch:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không cònnữa
Nhưng biết yêu anh, cả khi chết đi rồi”
– Tự hát.–
3. Đánh giá chung:
Cội nguồn của niềm khát khao ấy là do sự nhạy cảm, trái tim lo âu, trăn trở, thổn thức và nữ tính của người con gái khi rung động trong nhịp điệu của tình yêu đầy sắc hồng hạnh phúc.
– Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Theo giaolieu.com